• Ảnh 19
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Ảnh 23
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 9
  • Ảnh 11
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 12
  • Ảnh 22
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 5
  • Ảnh 21
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 10
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 8
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 14
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Ảnh 17
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 20
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Ảnh 3
  • Ảnh 13
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 1
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

KỶ NIỆM NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11 VÀ 78 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LÂM NGHIỆP

29/11/2023
Chiều ngày 28/11/2023, tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp và các đơn vị trong ngành Lâm nghiệp đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 64 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11-1959 – 28/11/2023) và 78 năm thành lập ngành Lâm nghiệp (01/12/1945 – 01/12/2023).
Đến tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, các đơn vị trực thuộc và các cán bộ công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp qua các thời kỳ.

Buổi gặp mặt tổ chức với mục đích nhìn lại chặng đường 78 năm xây dựng và phát triển của ngành Lâm nghiệp; đồng thời tổng kết, đánh giá những thành tựu, kết quả, khó khăn trong thời gian qua và định hướng phát triển ngành trong thời gian tới.


Cục trưởng Trần Quang Bảo phát biểu tại buổi gặp mặt
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo đã chia sẻ: Trải qua 78 năm xây dựng và phát triển, ngành Lâm nghiệp đã có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tiếp theo thành công của các chương trình Lâm nghiệp trước đây, hiện nay, ngành Lâm nghiệp đang tập trung thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và một số chương trình, đề án trọng điểm.
Năm vừa qua, ngành Lâm nghiệp đã đạt được một số kết quả ấn tượng: Duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng ở mức 42,02% trong ba năm gần đây (2021-2023); Tốc độ tăng giá trị tăng lĩnh vực lâm nghiệp đạt bình quân trên 5,0%/năm; Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 12,97 tỷ USD, ước tính  cả năm 2023 đạt trên 14 tỷ USD; Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2021 – 2023 đạt bình quân 20 triệu m3/năm; Giai đoạn 2021-2023 cả nước đã thu tiền dịch vụ môi trường rừng được 6.856 tỷ đồng, bình quân đạt 3.428 tỷ đồng/năm, 11 tháng đầu năm 2023 đã thu được gần 3.057 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2023 nguồn thu đạt 3.200 tỷ đồng,…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cũng nêu lên một số hạn chế còn tồn đọng, cần khắc phục triệt để trong thời gian tới: Tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất; khai thác rừng trái phép; tranh chấp đất lâm nghiệp ở một số địa phương còn gay gắt, chưa được xử lý dứt điểm; Độ che phủ rừng có tăng, nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên chưa cao; giá trị thu nhập trên 1 ha rừng còn thấp, đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo; Năng suất rừng trồng thấp, chất lượng chưa đồng đều; Quy mô sản xuất lâm nghiệp phổ biến còn nhỏ; tổ chức liên kết theo chuỗi có cải tiến nhưng chưa nhiều, mối liên kết giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến và thị trường chưa chặt chẽ. Năng suất lao động trong chế biến lâm sản còn thấp,...

Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị một lần nữa khẳng định vị thế, vai trò của ngành Lâm nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. Dù hoạt động với cơ cấu tổ chức mới, chịu sự ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và xung đột trên thế giới nhưng hầu hết các chỉ tiêu của ngành đều đạt kế hoạch đề ra. Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, thay mặt bộ lãnh đạo Bộ NN&PTNT, đã gửi lời tri ân tới những công lao của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức trong ngành.
Qua buổi gặp mặt, Lãnh đạo và toàn bộ cán bộ ngành Lâm nghiệp Việt Nam quyết tâm khắc phục những khó khăn trước mắt, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu và kế hoạch ngành năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025. Với tinh thần đoàn kết - sáng tạo - trách nhiệm, ngành Lâm nghiệp sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ trong tương lai, góp phần cho sự phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Nguồn: Thu Trang