• Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 2
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 11
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 13
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 3
  • Ảnh 10
  • Ảnh 1
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 22
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 16
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 20
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 18
  • Ảnh 6
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 15
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 19
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 17
  • Ảnh 9
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 21
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 12
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 11
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Tham vấn ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP

07/06/2022
Ngày 03/6, tại Mộc Châu, Sơn La, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Hội thảo do ông Trần Quang Bảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì.

Tham dự hội thảo có hơn 60 đại diện đến từ các đơn vị trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định, Hội chủ rừng Việt Nam, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp và các đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, công ty nông lâm nghiệp của 11 tỉnh phía Bắc.

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 đã tạo chuyển biến quan trọng trong phát triển lâm nghiệp, đóng góp tích cực vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng trung du và miền núi. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện, một số quy định tại Nghị định đã bộc lộ những bất cập, hạn chế; bên cạnh đó, hiện nay, hệ thống pháp luật chung đã có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Điều 138) quy định về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng là một trong 4 loại hình của hệ sinh thái tự nhiên được chi trả dịch vụ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Việt Nam tham gia ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó Việt Nam có thể trao đổi, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải cho các quốc gia khác nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về dịch vụ này...

Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP là cần thiết, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện tại trong lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời tạo cơ sở pháp lý triển khai đối với loại dịch vụ môi trường rừng mới.

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, đóng góp của đại biểu về dự thảo lần 1 theo các chủ đề, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tổng hợp, tiếp thu, giải trình nếu cần thiết, hoàn thiện dự thảo và tiếp tục xin ý kiến các bên liên quan trong thời gian tới.
Nguồn: BĐH VNFF